Trẻ mắc Hội chứng Down: Xin hãy yêu thương nhiều hơn!

Theo thống kê, cứ 800-1000 trẻ chào đời lại có 1 trẻ bị Down, đây cũng là bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh rối loạn nhiễm sắc thể.

Tỷ lệ trẻ bị Down không hề nhỏ

Hội chứng Down là một dạng rối loạn phát triển do thừa một nhiễm sắc thể 21. Thông thường, một bào thai khỏe mạnh sẽ có 23 nhiễm sắc thể (NST) di truyền từ người mẹ và 23 NST di truyền từ người cha. Bào thai bị hội chứng Down lại có tới 47 thay vì 46 NTS, nghĩa là bị thừa một NST số 21. Do bào thai thừa vật chất di truyền, nên bị rối loạn quá trình phát triển về trí tuệ và thể chất ở trẻ sau sinh.

Cuộc sống của trẻ bị bệnh Down rất khó khăn

Trẻ nhỏ bị bệnh Down cũng có những nhu cầu sinh lý và tâm lý như bao đứa trẻ bình thường khác. Tuy nhiên, các em cần được chăm sóc đặc biệt hơn rất nhiều. Khi mắc hội chứng Down, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chỉ số IQ thấp hơn rất nhiều so với trẻ bình thường. Nhưng trong một số trường hợp, nếu trẻ mắc bệnh Down được chăm sóc và dạy dỗ tốt đúng cách, khi lớn lên các em vẫn có thể tự nuôi sống bản thân bằng việc làm những công việc đơn giản hoặc thậm chí còn rất tốt. Cha mẹ nào cũng sẽ trải qua nỗi đau khi chứng kiến điều gì đó xảy đến với con cái mình, có thể là tật chậm nói, bị bắt nạt, tự ti về ngoại hình hay khó khăn trong việc kết bạn.

Nhưng có những tình yêu thương luôn dành cho con

Trong cuộc sống có hai thứ mà mỗi người không được quyền chọn lựa đó là: cha mẹ và nơi sinh ra. Và một điều vô cùng thiêng liêng mà chúng ta không có quyền phân biệt, đó là tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái. Tuy nhiên, trong cuộc sống cách thể hiện yêu thương cũng như giáo dục con cái của cha và mẹ lại không giống nhau.

Nhưng đối với chị Lâm Thị Mỹ là phụ huynh lớp Chồi 1 trường Mẫu giáo Tân Công Sính với tất cả tình yêu thiêng liêng của người mẹ, chăm sóc, yêu thương, vẫn cho con đến trường Mẫu giáo Tân Công Sính học hòa nhập cùng bạn bè cùng trang lứa. Nhưng năm học 2018 -2019 ban đầu chị vẫn con mặt cảm, e ngại cho con đến trường học chỉ có 2-3 ngày rồi nghỉ luôn. Đến năm học 2019 -2020 với bản thân tôi là cô giáo mầm non mang trên người trách nhiệm “Chăm sóc  và giáo dục trẻ” với những lời động viên, quan tâm, trò chuyện về hoàn cảnh gia đình của cháu Lâm Gia Hân. Qua đó, mẹ cháu tin tưởng và mạnh dạn hơn, chấp nhận đưa con đến Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp có thẩm quyền khám cho cháu. Rồi cho cháu Lâm Gia Hân đến lớp học cùng bạn bè.

Thời gian đầu đến lớp học, cháu rất nhút nhát, hay khóc, dễ nổi cáo khi bạn đụng đến, không biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, không biết cất đồ dùng cá nhân, hay không tự xúc cơm ăn, tự uống nước được…Chính vì vậy, cô giáo là người trực tiếp dạy dỗ cho cháu lúc đầu sẽ đối mặt với những khó khăn. Khó khăn về ngôn ngữ, về phương pháp truyền đạt, khó khăn về cơ sở vật chất, không có thiết bị chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật.

Hinh chau Han (4)Hinh chau Han (2)

Nhưng với bản thân là cô giáo phụ trách lớp Chồi 1, cũng là người phụ nữ cũng đang làm mẹ có hai con nhỏ. Thấu hiểu được điều đó, trẻ khuyết tật chịu nhiều thiệt thòi so với bạn bè, thấy thương cháu nhiều hơn. Chính vì thế, tôi chẳng khi rầy la em, chỉ chăm sóc, dạy bảo từ từ. Nhiều lúc bản thân các em tâm lý không ổn định, còn quậy phá, tôi thường chọn cách giáo dục gần gũi, trò chuyện nhiều với cháu. Với quan điểm của bản thân “Làm việc với cái tâm chiến thắng mọi khó khăn”, cho đến nay cháu Lâm Gia Hân vào lớp học, đã chơi vui vẻ hòa đồng cùng bạn bè, biết tự mình cất dọn đồ dùng đồ chơi, đồ cá nhân, biết tự đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định, tự xúc cơm ăn, tự uống nước, uống sữa, tự dẹp ghế sau khi ăn trưa ở trường, đạt được nhiều nội dung mục tiêu mà cô đã dạy.

Điều đó cho thấy, các trẻ mắc bệnh Down, tuy trí tuệ không phát triển như những trẻ em bình thường khác. Nhưng nếu được chăm sóc, nuôi dạy chu đáo trong gia đình, nhà trường và xã hội tạo điều kiện tốt cho các em, thì khi lớn lên các em vẫn có thể tự sống bản thân bằng những công việc đơn giản. Mong rằng đâu đó trong lớp học không còn một vài “Ánh mắt kì thị” của phụ huynh “Đừng cho con tôi ngồi gần hay chơi chung với bé đó, vì bé đó bị bệnh”. Câu chuyện cho chúng ta như các bậc cha, mẹ thấy rằng có cách nhìn và thái độ ứng xử phù hợp hơn đối với trẻ bị mắc Hội chứng Down, cũng như người khuyết tật nói chung. Hãy cho trẻ hòa nhập với cuộc sống bằng việc yêu thương, thay vì dành cho trẻ những cái nhìn thương cảm, yếu thế… hay tệ hơn nữa là “Kì thị”.

Những lưu ý cha mẹ khi nuôi dạy trẻ bị Hội chứng Down cần quan tâm

– Việc chăm sóc trẻ bị bệnh Down có thể khiến gia đình, người thân của trẻ chán nản, bi quan. Bạn có thể trò chuyện, tham gia các hội nhóm, diễn đàn cùng với các gia đình có cùng hoàn cảnh để dễ dàng vượt qua những nỗi đau tinh thần.

– Cha mẹ cũng nên dành thời gian để tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh. Nắm rõ các kiến thức chăm sóc trẻ sẽ giúp gia đình bớt đi lo lắng, bi quan và chán nản.

– Khi con mới sinh và phát hiện bệnh, cha mẹ nên cho trẻ đi khám sớm để có biện pháp điều trị tốt nhất. Việc trị liệu tâm lý và thể chất một cách bài bản ngay từ khi trẻ còn nhỏ sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, tiếp thu nhanh hơn.

– Nên cho con đến trường học giáo dục hòa nhập. Môi trường học tập, giao lưu cùng bạn bè cũng giúp trẻ hòa nhập và học hỏi thêm nhiều kỹ năng bổ ích. Có điều kiện hơn cho trẻ học trường chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật.

– Quan trọng hơn bản thân cha mẹ cần chấp nhận thực tế về bệnh tật của con, lạc quan và hơn cả nếu cha mẹ yêu thương và quan tâm chăm sóc con, trẻ có thể tiến bộ và tự mình làm chủ được cuộc sống của bản thân sau này, thậm chí còn tốt hơn những gì cha mẹ mong muốn.

 

Người đưa tin: Ánh Xuân (MGTCS)